Thời hạn nộp Báo cáo tài chính của doanh nghiệp và nơi nhận

Nhiều kế toán mới vào nghề còn đang lung túng về thời hạn nộp Báo cáo tài chính của doanh nghiệp và cũng không rõ nơi nào sẽ là nơi nhận BCTC này. 

Thời hạn nộp Báo cáo tài chính (BCTC) của doanh nghiệp và nơi nhận BCTC của doanh nghiệp hiện nay được quy định cụ thể tại Thông tư 200/2014/TT-BTC, cụ thể như sau:

1.Thời hạn nộp BCTC của doanh nghiệp

a.Đối với doanh nghiệp nhà nước

– Thời hạn nộp BCTC quý:

+ Đơn vị kế toán phải nộp BCTC quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 45 ngày;

+ Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước nộp BCTC quý cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

– Thời hạn nộp BCTC năm:

+ Đơn vị kế toán phải nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày;

+ Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp BCTC năm cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

b.Đối với các loại doanh nghiệp khác

+ Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp BCTC năm chậm nhất là 90 ngày;

+ Đơn vị kế toán trực thuộc nộp BCTC năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.

2.Nơi nhận BCTC của doanh nghiệp

    Nơi nhận báo cáo
CÁC LOẠI DOANH NGHIỆ Kỳ lập báo cáo Cơ quan tài chính Cơ quan Thuế Cơ quan Thống kê DN cấp trên Cơ quan đăng ký kinh doanh
1. Doanh nghiệp Nhà nước Quý, Năm x x x x x
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Năm x x x x x
3. Các loại doanh nghiệp khác Năm   x x x x

– Đối với các doanh nghiệp Nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải lập và nộp BCTC cho Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đối với doanh nghiệp Nhà nước Trung ương còn phải nộp BCTC cho Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp).

+ Đối với các loại doanh nghiệp Nhà nước như: Ngân hàng thương mại, công ty xổ số kiến thiết, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty kinh doanh chứng khoán phải nộp BCTC cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính ngân hàng hoặc Cục Quản lý giám sát bảo hiểm).

+ Các công ty kinh doanh chứng khoán và công ty đại chúng phải nộp BCTC cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán.

– Các doanh nghiệp phải gửi BCTC cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý thuế tại địa phương. Đối với các Tổng công ty Nhà nước còn phải nộp BCTC cho Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế).

– Doanh nghiệp có đơn vị kế toán cấp trên phải nộp BCTC cho đơn vị kế toán cấp trên theo quy định của đơn vị kế toán cấp trên.

– Đối với các doanh nghiệp mà pháp luật quy định phải kiểm toán BCTC thì phải kiểm toán trước khi nộp BCTC theo quy định. BCTC của các doanh nghiệp đã thực hiện kiểm toán phải đính kèm báo cáo kiểm toán vào BCTC khi nộp cho các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp cấp trên.

– Cơ quan tài chính mà doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phải nộp BCTC là Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở kinh doanh chính.

– Đối với các doanh nghiệp Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, ngoài các cơ quan nơi doanh nghiệp phải nộp BCTC theo quy định trên, doanh nghiệp còn phải nộp BCTC cho các cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp thực hiện quyền của chủ sở hữu theo Nghị định 99/2012/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.

– Các doanh nghiệp (kể cả các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) có trụ sở nằm trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao còn phải nộp BCTC năm cho Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao nếu được yêu cầu.

CÁC TIN TỨC KHÁC