Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị hiện có và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Vì vậy, khi lập bảng cân đối kế kế toán, kế toán cần phải hết sức tỉ mỉ, cẩn thận, tránh những sai sót để bảng cân đối kế toán được chính xác nhất
1. Sai sót về hình thức lập bảng cân đối kế toán
– Kế toán viết sai đơn vị tính:
Đơn vị tính trong bảng cân đối kế toán là đồng Việt Nam, kế toán không được để đơn vị tính là nghìn đồng.
– Thiếu chữ ký trong bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối kế toán trước khi nộp và công bố phải có đầy đủ chữ ký của Giám đốc, Kế toán trưởng, Người lập.
– Sai về thời gian:
Thông thường, ngày kết thúc năm tài chính sẽ là thời gian lập bảng cân đối kế toán. Tuy nhiên, một số trường hợp cần có sự điều chỉnh của kiểm toán thì lúc này thời gian lập báo cáo tài chính sẽ có sự thay đổi và khi đó, kế toán cần điều chỉnh lại thời gian lập báo cáo tài chính cho phù hợp.
2. Sai sót về nội dung bảng cân đối kế toán
– Chỉ tiêu “Tiền và các khoản tương đương tiền” bị sai:
Xảy ra khi kế toán hạch toán nhầm, đưa số liệu của những khoản đầu tư trên 3 tháng vào; dẫn đến số liệu của chỉ tiêu “tiền và các khoản tương đương tiền” của đơn vị tăng vọt. Những khoản đầu tư trên 3 tháng (dưới 1 năm) thì kế toán cần đưa vào chỉ tiêu “Đầu tư tài chính ngắn hạn”.
– Ghi nhận không đúng lãi, lỗ khi bán chứng khoán:
Việc hạch toán không đúng lãi, lỗ khi bán chứng khoán; do kế toán không theo dõi chi tiết từng loại chứng khoán đầu tư ngắn/dài hạn doanh nghiệp đang nắm giữ.
– Các khoản trích lập dự phòng không đúng quy định:
Đối với nhiều doanh nghiệp mới thành lập; chưa có hội đồng thẩm định về các khoản hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi; dự phòng tổn thất khoản đầu tư tài chính… dẫn tới việc sai sót khi lập bảng kế toán
– Sai sót trích lập quỹ dự phòng:
Doanh nghiệp có các khoản phải thu khó đòi dù chưa đến hạn thanh toán; nhưng công ty khách hàng đã lâm vào tình trạng phá sản; hoặc đang làm thủ tục giải thể; hoặc không thu thập những thông tin tài chính trước và sau kiểm toán của đối tác; mà kế toán không nắm rõ tình hình.
– Sai sót ở chỉ tiêu “Hàng tồn kho”:
Kế toán không thường xuyên kiểm kê hàng tồn kho dẫn tới khi tính giá hàng tồn kho không nhất quán giữa các chu kỳ kế toán.