Chính sách lao động – Tiền lương có hiệu lực từ tháng 7/2017

1. Tăng lương cơ sở lên 1.300.000 đồng/tháng từ 1/7/2017

Theo Nghị định 47/2017/NĐ-CPmức lương cơ sở sẽ tăng từ 1.210.000 đồng/tháng lên thành 1.300.000 đồng/ tháng kể từ ngày 01/7/2017.

Mức lương cơ sở này sẽ dùng làm căn cứ để tính:

  • Mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này
  • Mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
  • Các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

2. Cách tính lương cán bộ, công chức theo mức lương cơ sở mới

Để thuận tiện trong việc thực hiện mức lương cơ sở mới với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập của đảng, nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội và hội nên Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư 02/2017/TT-BNV có hiệu lực từ ngày 01/7/2017.

Theo đó, hướng dẫn chi tiết cách tính mức lương, phụ cấp và hoạt động phí đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; đại biểu Hội đồng nhân dân; những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố…

Tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hưởng lương theo mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2017 = 1.300.000 đồng/tháng X Hệ số lương hiện hưởng

  • Phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hưởng lương theo mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2017 (nếu có) = 1.300.000 đồng/tháng X Hệ số phụ cấp hiện hưởng

 

3. Phân bổ lại thời gian làm việc của giáo viên dạy nghề

Đây là quy định đáng chú ý tại Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH về chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.

Theo đó, thời gian làm việc của nhà giáo dạy cao đẳng/trung cấp nghề giữ nguyên là 44 tuần/năm theo chế độ tuần làm việc 40 giờ, tuy nhiên phân bổ lại thời gian làm việc cụ thể như sau:

  • Thực hiện công tác giảng dạy/giáo dục học viên/học sinh/sinh viên:32 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; 36 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp.
  • Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa/nâng cao, nghiên cứu khoa học: 08 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng thay vì 12 tuần như trước đây; 04 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp thay vì 08 tuần như trước đây.
  • Thực tập tại doanh nghiệp/cơ quan chuyên môn: 04 tuần trường hợp không sử dụng hết thời gian học tập, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học thì được quy đổi thời gian còn lại chuyển sang công tác giảng dạy hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng/Giám đốc giao.

4. Quy định về khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động hàng hải

Thông tư 13/2017/TT-BLĐTBXH quy định về khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động hàng hải có hiệu lực từ ngày 01/7/2017.

Theo đó, đối với tai nạn hàng hải đặc biệt nghiêm trọng, sau khi nhận được Báo cáo khẩn, Cục Hàng hải Việt Nam phải báo cáo ngay cho Bộ Giao thông vận tải.

Ngoài ra, Thông tư còn quy định cụ thể về báo cáo định kỳ như sau: Hàng tháng, sáu tháng và hàng năm, Cảng vụ hàng hải lập báo cáo gửi Cục Hàng hải Việt Nam; Cục Hàng hải Việt Nam lập báo cáo gửi Bộ Giao thông vận tải về các tai nạn hàng hải xảy ra theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 Thông tư này.

Thông tư 25/2017/TT-BYT bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành có hiệu lực từ ngày 01/7/2017.

Bãi bỏ toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật: Thông tư số 29/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của bộ trưởng Y Tế quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bức xạ ion hóa, giới hạn liều tiếp xúc bức xạ ion hóa tại nơi làm việc; Thông tư 30/2016/TT -BYT ngày 30/6/2016 của bộ trưởng Bộ Y tế quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bức xạ tia X giới hạnliều tiép xúc bức xạ tia X tại nơi làm việc.

Bãi bỏ một phần văn bản quy phạm pháp luật: Bãi bỏ tiêu chuẩn cơ sở vệ sinh phúc lợi, tiêu chuẩn bức xúc tia X -Giới và tiêu chuẩn phóng xạ trong tiêu chuẩn vệ sinh lao động ban hành kèm theo quyết định số 3733/2002/ QĐ -BYT ngày 10/ 10/2012 của Bộ trưởng Bộ Y Tế

5. Đào tạo, cấp chứng chỉ chuyên môn đại lý tàu biển

Quy định về đào tạo, cấp chứng chỉ chuyên môn cho nhân viên đại lý tàu biển thực hiện dịch vụ đại lý tàu biển tại Việt Nam vừa được Bộ Giao thông vận tải nêu rõ tại Thông tư 13/2017/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/7/2017

Chứng chỉ chuyên môn đại lý tàu biển do cơ sở đào tạo chứng nhận cho người tham dự khóa học sau khi hoàn thành chương trình đào tạo nhân viên đại lý tàu biển.

Khối lượng kiến thức đối với nội dung đào tạo là 3 học phần, với thời gian thực học là 45 tiết: Học phần I (15 tiết học) về kiến thức pháp luật hàng hải, hải quan, biên phòng, kiểm dịch và các điều ước quốc tế có liên quan; học phần II (15 tiết học) về nghiệp vụ đại lý tàu biển; học phần III (15 tiết học) về tiếng Anh chuyên ngành.

Cục Hàng hải Việt Nam xây dựng và ban hành chương trình khung đào tạo nhân viên đại lý tàu biển trên cơ sở nội dung đào tạo quy định trên. Các cơ sở đào tạo nhân viên đại lý tàu biển xây dựng bài giảng theo chương trình khung đào tạo nhân viên đại lý tàu biển do Cục Hàng hải Việt Nam ban hành.

6. Điều kiện đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải

Nghị định 29/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải có hiệu lực từ ngày 01/7/2017.

Nghị định này quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải, bao gồm: Điều kiện của cơ sở đào tạo, huấn luyện, cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện tổ chức hoạt động đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải và cấp Giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.

Thông tư 14/2017/TT-BLĐTBXH quy định việc xây dựng, thẩm định và ban hành định mức kinh tế – kỹ thuật về đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực từ ngày 10/7/2017.

Thông tư 134/2017/TT-BQP quy định danh mục, tiêu chuẩn bậc trình độ kỹ năng nghề của công nhân quốc phòng tương ứng với nghề đặc thù chuyên ngành kỹ thuật đặc công có hiệu lực từ ngày 10/7/2017.

  Theo Trí thức trẻ

CÁC TIN TỨC KHÁC