Bảng phân biệt các từ ngữ dễ nhầm lẫn trong lĩnh vực thuế

Trong kế toán và đặc biệt là trong phần thuế có rất nhiều ngôn ngữ chuyên ngành nghe qua có vé giông giống nhau hay nôm na thấy ý nghĩa chúng giống nhau mà bạn đọc cho rằng chúng như nhau. Thực chất không phải như vậy, để tránh hiểu lầm và dễ nhận biết các thuật ngữ trong thuế, sau đây chúng tôi xin chia sẻ cho bạn đọc “Bàng phân biệt các từ ngữ dễ nhầm lẫn trong lĩnh vực thuế”

STT CÁC THUẬT NGỮ
1 Thuế trực thu

– Là loại thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế.

– Có đặc điểm là người nộp thuế đồng thời là người chịu thuế.

 

Ví dụ:

– Thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp.

 

Thuế gián thu

– Là thuế điều tiết gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa, dịch vụ.

– Người nộp thuế không phải là người chịu thuế. Người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ là người chịu thuế (giá mua hàng đã bao gồm thuế gián thu) còn người nộp thuế là nhà sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Ví dụ:

Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng..

2 Người nộp thuế Người chịu thuế
Lưu ý: Giống nhau khi đó là thuế trực thu: Người nộp thuế đồng thời là người chịu thuế.
– Người nộp thuế là người mang thuế đến nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

 

Theo Điều 2 Luật Quản lý thuế 2006 gồm:

– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp thuế, phí, lệ phí hoặc các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

– Tổ chức được giao nhiệm vụ thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước;

– Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế;

– Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế; cá nhân làm thủ tục về thuế thay người nộp thuế…

– Tổ chức, cá nhân thực tế phải nộp thuế cho Nhà nước khi có thu nhập chịu thuế hoặc sử dụng hàng hóa, dịch vụ mà hàng hóa, dịch vụ đó là đối tượng chịu thuế.

Với thuế trực thu:

– Là cá nhân có thu nhập chịu thuế

– Doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế

Với thuế gián thu:

Là người mua, sử dụng hàng hóa.

Ví dụ: Thuế giá trị gia tăng:

+ Người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh khác

+ Người chịu thuế là người mua hoặc sử dụng hàng hóa, dịch vụ.

3 Người chịu thuế

Tổ chức, cá nhân thực tế phải nộp thuế cho Nhà nước khi có thu nhập chịu thuế hoặc sử dụng hàng hóa, dịch vụ mà hàng hóa, dịch vụ đó là đối tượng chịu thuế.

 

Đối tượng chịu thuế

– Là hàng hóa, dịch vụ, thu nhập hoặc những lợi ích vật chất khác mà thuế tác động đến làm phát sinh nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế.

Tùy thuộc vào từng loại thuế mà đối tượng chịu thuế là khác nhau:

Ví dụ:

– Thuế giá trị gia tăng là hàng hóa, dịch vụ.

– Thuế thu nhập cá nhân là thu nhập chịu thuế.

4 Hoàn thuế

– Là việc hoàn trả lại số tiền thuế đã nộp trong các trường hợp theo pháp luật quy định với từng loại thuế.

 

 

Ví dụ:

Doanh nghiệp nộp thuế đã nộp thuế giá trị gia tăng nhưng khi xuất khẩu thì sẽ được hoàn thuế khi đủ điều kiện về thời gian khấu trừ (vì thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa nhưng với điều kiện là tiêu thụ trên lãnh thổ Việt Nam).

Khấu trừ thuế

– Thuế khấu trừ tại nguồn chi trả (còn có cách gọi khác là thuế thu tại nguồn…) là một hình thức của các loại thuế thu nhập mà cơ quan thuế sẽ thu bằng cách khấu trừ ngay vào khoản tiền mà người trả thu nhập trả cho người nhận thu nhập.

Ví dụ:

Trong thuế thu nhập cá nhân.

– Cá nhân ký HĐLĐ có thời hạn dưới 03 tháng hoặc không ký HĐLĐ mà có thu nhập trên 02 triệu đồng thì sẽ bị nơi trả thu nhập khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân trước khi chi trả (trừ trường hợp làm đơn cam kết).

– Đối với cá nhân không cư trú thường là người nước ngoài khi trả thu nhập thì sẽ bị khấu trừ 20%.

5 Thuế tương đối (thuế suất tương đối)

– Thuế tương đối là mức thuế được tính bằng một tỉ lệ % trên một đơn vị giá trị đối tượng chịu thuế.

Thuế tuyệt đối (thuế suất tuyệt đối)

– Theo khoản 4 Điều 3 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định phương pháp tính thuế tuyệt đối là việc ấn định số tiền thuế nhất định trên một đơn vị hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Hay nói cách khác, thuế tuyệt đối hay còn gọi là định suất thuế là mức thuế được tính bằng số tuyệt đối theo một đơn vị vật lý của đối tượng chịu thuế.

 

6 Thuế suất 0%

Là một trong ba mức thuế suất của thuế giá trị gia tăng, áp dụng với:

+ Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu

+ Hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan;

+ Vận tải quốc tế

+ Hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng khi xuất khẩu (theo Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC).

– Vẫn thuộc đối tượng chịu thuế nên doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh khác phải kê khai thuế giá trị gia tăng.

Không chịu thuế

Là những sản phẩm hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế như sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác..

– Vì không phải đối tượng chịu thuế nên doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không phải thực hiện kê khai thuế giá trị gia tăng với những sản phẩm hàng hóa này.

7 Thu nhập chịu thuế Thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế bao gồm cả thu nhập chịu thuế (phạm vi rộng hơn), tùy thuộc vào mỗi loại thuế thu nhập mà có cách tính khác nhau, cụ thể:
Thuế thu nhập cá nhân
– Thu nhập chịu thuế bằng tổng thu nhập trừ đi các khoản miễn thuế. – Thu nhập tính thuế là bằng tổng thu nhập chịu thuế trừ đi các khoản giảm trừ (giảm trừ gia cảnh…).
Thuế thu nhập doanh nghiệp
– Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu và các khoản thu nhập khác trừ đi chi phí được trừ. – Thu nhập tính thuế bằng thu nhập chịu thuế trừ đi thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ kết.
CÁC TIN TỨC KHÁC