Doanh nghiệp vừa và nhỏ phải nộp BCTC cho những cơ quan nào?

Đối với các DN vừa và nhỏ có sự khác biệt gì khi nộp Báo cáo tài chính cho các cơ quan? Bài viết sau đây, sẽ lưu ý giúp bạn đọc DN vừa và nhỏ phải nộp BCTC cho những cơ quan nào nhé!

Căn cứ theo quy định tại Thông tư 133/2016/TT-BTC thì:

BCTC là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của DN. Nói cách khác, Báo cáo kế toán tài chính là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của DN cho những người quan tâm (chủ DN nhà đầu tư, nhà cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng,…)

Tất cả các DN thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày BCTC năm.

Vậy Doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ nộp BÁO CÁO TÀI CHÍNH cho các cơ quan nào?

1. Nộp BCTC cho cơ quan nào?

Tại Điều 80 Thông tư 133/2016/TT-BTC, bộ tài chính quy định rằng, các doanh nghiệp thuộc loại “Doanh nghiệp nhỏ và vừa”, kể cả doanh nghiệp siêu nhỏ phải lập và gửi báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý gồm:

+ Cơ quan thuế

+ Cơ quan đăng ký kinh doanh

+  Cơ quan thống kê.

2. Mẫu báo cáo nào?

Doanh nghiệp thực hiện theo biểu mẫu mới ban hành tại Thông tư 133/2016/TT-BTC kể từ năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/01/2017 (Điều 93).

Trường hợp doanh nghiệp đã nộp báo cáo tài chính theo mẫu cũ ban hành tại Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC thì bắt buộc gửi lại theo mẫu mới nêu trên.

3. Ý nghĩa của báo cáo tài chính là gì ?

BCTC có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý DN cũng như đối với các cơ quan chủ quản và các đối tượng quan tâm. Điều đó, được thể hiện ở những vấn đề sau đây:

+ BCTC là những báo cáo được trình bày hết sức tổng quát, phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình tài sản, các khoản nợ, nguồn hình thành tài sản, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh trong kỳ của DN.

+ BCTC cung cấp những thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu để đánh giá tình hình và kết quả hoạt động SXKD, thực trạng tài chính của DN trong kỳ hoạt động đã qua, giúp cho việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động nguồn vốn vào SXKD của DN.

+ BCTC là căn cứ quan trọng trong việc phân tích, nghiên cứu, phát hiện những khả năng tiềm tàng và là căn cứ quan trọng đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động SXKD hoặc đầu tư của chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của DN.

+ BCTC còn là những căn cứ quan trọng để xây dựng các kế hoạch kinh tế – kỹ thuật, tài chính của DN là những căn cứ khoa học để đề ra hệ thống các biện pháp xác thực nhằm tăng cường quản trị DN không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả SXKD, tăng lợi nhuận cho DN.

CÁC TIN TỨC KHÁC