Kế toán xử lý chi phí không có hóa đơn GTGT đầu vào như thế nào?

Khi làm thực tế, sẽ có rất nhiều trường hợp về các khoản chi phí không có hóa đơn GTGT đầu vào.Vậy, trong từng trường hợp không có hóa đơn GTGT đầu vào thì kế toán xử lý như thế nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo tại bài viết dưới đây.

1. Mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản không có hóa đơn GTGT đầu vào

1.1. Đối với các đối tượng không thuộc hộ kinh doanh

– Khi mà doanh nghiệp mua các loại hàng hóa, dịch vụ hay tài sản của các đối tượng như sau:

+ Mua các sản phẩm hàng hóa của người dân tự tay sản xuất hoặc tự khai thác, tự đánh bắt

+ Mua vào các sản phẩm, tài sản của những hộ gia đình, của cá nhân không thuộc hộ kinh doanh

+ Mua vào hàng hóa của các hộ gia đình, cá nhân kinh doanh. Nhưng mức doanh thu các các hộ này chỉ đạt mức dưới 100 triệu 1 năm

– Khi xử lý những trường hợp này, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị như sau:

+ Hợp đồng mua bán các dịch vụ hay mua bán hàng hóa

+ Chứng từ khi thanh toán tiền, có thể là tiền mặt hoặc là chuyển khoản

+ Biên ban bàn giao hàng hóa giữa doanh nghiệp và bên bán hàng

+ Bảng kê khai hàng hoa mua vào không có hóa đơn theo mẫu 01/TNDN

1.2. Đối với các đối tượng có doanh thu trên 100 triệu đồng trở lên

– Khi doanh nghiệp mua hàng của những đối tượng kinh doanh và có mức doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở lên. Như vậy, hộ kinh doanh hoặc những cá nhân kinh doanh đó cần phải đích thân liên hệ với bên Chi cục thuế để kê khai thuế môn bài, GTGT và cả thuế TNCN. Sau đó, bên cơ quan thuế sẽ trực tiếp cấp hóa đơn bán hàng cho hộ gia đình hoặc cá nhân kinh doanh để bàn giao lại cho doanh nghiệp.

– Theo đó, để xử lý trường hợp này, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị những giấy tờ như sau:

+ Hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ

+ Chứng từ thanh toán tiền khi mua hàng hóa, dịch vụ

+ Hóa dơn bán hàng hóa, dịch vụ

+ Biên bản bàn giao hàng hóa, dịch vụ

2. Trường hợp doanh nghiệp thuê cá nhân làm dịch vụ nhưng không có hóa đơn GTGT

+ Trong trường hợp mà doanh nghiệp kí hợp đồng với bên dịch vụ lắp đặt, giao khoán của hộ gia đình hoặc cá nhân kinh doanh. Những đối tượng này có mức doanh thu từ 100 triệu đồng trên 1 năm. Trường hợp này công ty có thể liên hệ đến Chi cụ Thuế để được hướng dẫn lập hóa đơn lẻ và giao cho công ty

+ Trong trường hợp mà hộ cá nhân kinh doanh đó có mức doanh thu hàng năm dưới 100 triệu đồng. Những đối tượng này thuộc trong trường hợp không được bán hóa đơn. Trường hợp này, doanh nghiệp sẽ lập Bảng kê thu mua bán hàng hóa, dịch vụ mua vào theo như quy định.

+ Trường hợp mà doanh nghiệp kí hợp đồng với những cá nhân mà không thuộc diện kinh doanh. Mỗi lần doanh nghiệp chi trả tiền từ 2 triệu đồng trở lên, bên công ty sẽ có trách nhiệm khấu trừ thuế GTGT với thuế suất 10%. Lưu ý là bên Cục thuế sẽ không chấp nhận cấp hóa đơn bán lẻ trong trường hợp này.

3. Trường hợp doanh nghiệp thuê cá nhân thi công lắp đặt

Trường hợp doanh nghiệp thuê riêng một đội thi công lắp đặt và có 1 cá nhân đứng ra làm đội trưởng.

+ Trong trường hợp đội trưởng làm một người đại diện. Như vậy, doanh nghiệp sẽ khấu trừ 10% thuế TNCN. Tuy nhiên có quan thuế sẽ không cấp hóa đơn cho doanh nghiệp.

+ Trong trường hợp đội trưởng là cá nhân kinh doanh. Như vậy, cá nhân đó cần phải tự tay mang hợp đồng, chứng từ thanh toán, biên bản nghiệm thu và các giấy tờ liên quan lên cơ quan thuế. Tại đây, cá nhân này sẽ mua hợp đồng bán lẻ và sau đó đưa lại cho bên doanh nghiệp.

4. Trường hợp doanh nghiệp thuê nhà và xe ô tô của cá nhân

4.1. Nếu như ở trên hợp đồng thuê, bên doanh nghiệp là bên chịu thuế thay

+ Trường hợp mức thuê dưới 100 triệu đồng trên năm, doanh nghiệp sẽ chuẩn bị hợp đồng thuê nhà và chứng từ thanh toán

+ Trường hợp mức thuê từ 100 triệu đồng trở lên, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị hợp đồng thuê nhà, chứng từ thanh toán và chứng từ kê khai.

4.2.Nếu như trên hợp đồng ghi cá nhân là người chịu thuế

Trong cả hai trường hợp mức thuê trên và dưới 100 triệu đồng, doanh nghiệp chỉ cần chuẩn bị hợp đồng thuê nhà và chứng từ thanh toán.

CÁC TIN TỨC KHÁC