Kinh Nghiệm Quyết Toán Thuế Doanh Nghiệp Xây Dựng

Kế toán xây dựng khi quyết toán thuế thường hay bị thiếu sót ở một số vấn đề. Xin chia sẻ kinh nghiệm đã được đúc kết khi quyết toán thế Doanh nghiệp xây dựng, cụ thể như sau:

– Thiếu hợp đồng, dự toán, quyết toán, thiết kế (Nhất là các Công ty siêu nhỏ gần như chỉ có hợp đồng miệng hoặc có thì đến thời điểm kiểm tra quyết toán cũng bị thất lạc).

– Thiếu Bộ hồ sơ của thầu phụ.

– Thiếu Hồ sơ của công nhân thời vụ.

– LẤY phải hóa đơn MA.

– Công trình nghiệm thu nhưng không xuất hóa đơn kể cả nghiệm thu giai đoạn; Không xuất thì sẽ bị truy lại doanh thu và Thuế GTGT tại thời điểm nghiệm thu.

– Hóa đơn trên 20 triệu đầu vào không chuyển khoản; Thiếu ủy nhiệm chi.

– Chi phí nguyên vật liệu đưa vào cao hơn so với tổng mức nguyên vật liệu của Bảng tổng hợp kinh phí dự toán từng hạng mục,…

– Chi phí tiền lương cao hơn so với tổng mức nhân công ở Bảng tổng hợp kinh phí dự toán từng hạng mục,…

– Chi phí sản xuất chung đưa vào cao hơn so với tổng mức chi phí sản xuất chung ở Bảng tổng hợp kinh dự toán từng hạng mục,… ;

– Chi phí máy thi công đưa vào cao hơn so với tổng mức chi phí máy thi công ở Bảng tổng hợp kinh dự toán từng hạng mục,…

– Nhân công thời vụ nhưng không có Mẫu cam kết 02/CK-TNCN áp dung theo Thông tư 92/2015/TT-BTC và không khấu trừ đầu nguồn.

– Chấm công tính lương nhưng không có người ký.

– Nguyên vật liệu lấy sau ngày nghiệm thu nhưng vẫn đưa vào sử dụng.

– Công trình đã ngừng thi công nhưng vẫn chấm công tính lương để đưa vào chi phí; Thậm chí vẫn trích khấu hao và phân bổ chi phí máy móc thi công

– Nguyên vật liệu đưa vào không khớp dự toán.

– Không theo dõi riêng chi phí giá thành của từng công trình, nguyên liệu, nhân công, sản xuất chung gom tổng hợp đưa vào cuối tháng mà không phân biệt là của công trình nào.

– Trong kho không còn nguyên vật liệu; Nhưng không để ý vẫn xuất kho nguyên liệu => Âm kho.

– Với chi phí máy thi công, không có định mức dầu cho các ca máy, không có lịch trình điều động xe.

– Hóa đơn tiếp khách cùng tỉnh/thành (Phòng nghỉ) không chấp nhận, chỉ chấp nhận khác tỉnh/thành; Nếu là tiếp khách của Chủ đầu tư thì phải có ghi rõ trên hợp đồng kinh tế.

– Hóa đơn ăn uống không có bảng kê kèm theo.

– Các hóa đơn mua đồ dùng,… Giám đốc mua nhưng mang hóa đơn về kế toán kê khai thuế thì bị xuất toán không chấp nhận chi phí và khấu trừ VAT.

– Trên hợp đồng lao động không có ghi phụ cấp tiền ăn nhưng trên bảng lương lại có.

– Hóa đơn mua quần áo của sếp chỉ vài bộ => Không chấp nhận là chi phí cho trang phục; Nếu là mua cho Công ty phải là số lượng lớn có bảng danh sách cán bộ công nhân viên ký nhận đầy đủ.

– Đưa lương Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên vào lương => Loại trừ cả chi phí lương và bảo hiểm.

– Trong năm tài chính lỗ mà vẫn có hóa đơn đi nghỉ mát.

– Âm quỹ tiền mặt quá nhiều => Tiền mặt không có chuyện âm, âm tiền gửi ngân hàng.

– Thu tiền mặt lại ghi nhận công nợ; Mua nợ lại ghi nhận thu tiền mặt.

– Không có Bảng tổng hợp công nợ và Bảng công nợ chi tiết.

– Không có sổ chi tiết nguyên vật liêu, không có bảng tổng hợp nhập xuất tồn.

– Tiền mặt nhiều mà đi vay mượn ngân hàng => Xuất toán tiền đi vay không chấp nhận.

– Tài sản mua về không có hóa đơn chứng từ nhưng vẫn trích khấu hao phân bổ.

– Không nộp thuế môn bài đúng hạn => Phạt nộp chậm.

– Không nộp Thuế GTGT và Thuế TNDN đúng hạn => Phạt nộp chậm.

* 3 LỖI NẶNG NHẤT HAY MẮC PHẢI:

+ Đã nghiệm thu nhưng không xuất hóa đơn => Bị tố ngược lại doanh thu và VAT.

+ Hóa đơn đầu vào > 20 triệu nhưng chưa chuyển khoản được từ năm này sang năm khác.

+ Vật liệu về sau ngày nghiệm thu => Loại bỏ.

-ST-

CÁC TIN TỨC KHÁC