Muốn giỏi kế toán không hề khó

Để trở thành một kế toán giỏi là điều mà rất nhiều bạn chuận bị học kế toán, đang học kế toán và đang làm kế toán đều muốn đạt được nhưng để đạt được trình độ đó thì có khó không? Câu trả lời là không khó nhưng để giỏi kế toán nó phải có những yêu cầu nhất định. Những yêu cầu này mình nêu ra dựa vào kinh nghiệm và quan điểm cá nhân, các bạn có thể tham khảo và góp ý nhé.

1. Kiến thức chuyên môn

Kiến thức chuyên môn về kế toán, tài chính là yếu tố bạn bắt buộc phải có nếu bạn muốn giỏi kế toán. Nó chính là kết quả của quá trình học tập từ trường lớp và kinh nghiệm làm việc thực tế của bạn. Qua khoảng thời gian ấy, bạn sẽ bổ sung những kiến thức cần thiết cho mình và học hỏi nhiều điều từ những người đi trước để làm vốn kinh nghiệm cho bản thân cũng như trong quá trình làm dịch vụ kế toán.

2. Kiến thức về tin học

Làm kế toán, tài chính luôn gắn liền với hàng loạt hệ thống do đó muốn giỏi kế toán, bạn cũng phải có kiến thức tin học để nắm vững về hệ thống. Những kiến thức cơ bản về Windows, Excel, Access…là nền tảng cho bạn tiếp cận với các hệ thống cao hơn khi đi làm như: SAP, Oracle, Navision, Hyperion…Hệ thống thì rất nhiều nhưng bạn chỉ cần nắm vững 1 vài hệ thống thì khi có cơ hội, bạn cũng sẽ làm tốt với các hệ thống khác.

3. Khả năng ngoại ngữ

Với xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, các tập đoàn lớn của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều và các tập đoàn Việt Nam đầu tư ra nước ngoài cũng không ít. Do đó, một khả năng ngoại ngữ tốt, đặc biệt là tiếng Anh sẽ giúp các bạn làm tốt công việc hơn nhiều. Với kinh nghiệm gần 15 năm làm trong các tập đoàn đa quốc gia thì mình thấy ngoại ngữ là một lợi thế rất lớn cho việc phát triển sự nghiệp của các bạn.

4. Kiến thức về xu hướng kinh doanh

Chắc các bạn sẽ rất ngạc nhiên khi mình nói muốn làm kế toán giỏi thì phải giỏi về xu hướng kinh doanh. Tuy nhiên, mình xin khẳng định với các bạn, những nhà quản lý nói chung và quản lý tài chính, kế toán nói riêng thì ngoài việc giỏi chuyên môn cũng cần có những kiến thức tổng quan về sản xuất, hậu cần, kinh doanh…Trong một doanh nghiệp thì kế toán bao giờ cũng là khâu cuối cùng của mọi quá trình, nên để làm tốt kế toán, chúng ta phải làm tốt ngay từ lúc xuất phát ở các phòng ban khác.

5. Cập nhật kiến thức về luật thuế và luật doanh nghiệp

Không kém phần quan trọng đó là phải thường xuyên cập nhật các thông tư nghị định về thuế và luật doanh nghiệp. Nền kinh tế có nhiều biến động, vì vậy Nhà nước cũng phải liên tục thay đổi các chính sách để phù hợp với từng thời điểm. Cho nên, là một kế toán chuyên nghiệp, muốn giỏi bạn phải nắm bắt được những điều này một cách nhanh chóng và kịp thời để có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
Điều chắc chắn là khi bạn nắm vững luật thì các bạn sẽ tối ưu được chi phí thuế một cách hợp lý và hợp pháp. Và khi cơ quan thuế xuống quyết toán hay thanh tra bạn cũng sẽ có thể giải trình các yêu cầu của họ.

6. Nâng cao tư duy logic.

Tư duy logic không chỉ giúp bạn giải quyết vấn đề, phân tích các số liệu 1 cách chính xác, hiệu quả mà còn giúp bạn nắm bắt công việc mới nhanh chóng. Cho dù bạn làm ở vị trí nào thì tư duy logic cũng rất cần thiết, bằng tư duy logic chúng ta có thể nhận biết được mức độ đúng sai của một báo cáo hay một bảng số liệu.

7. Có tính độc lập cao trong công việc, quyết đoán và minh bạch

Một nguyên tắc bất di bất dịch của kế toán viên là phải độc lập và rõ ràng, tất cả công việc bạn phải thực hiện trên nguyên tắc “chứng từ và hợp lý” chứ không làm theo bất cứ yêu cầu hay lời nói suông cho dù người đó là ai! Với những ai đã đi làm rồi thì chắc chắn hiểu nguyên tắc này khi phải giải trình và chịu trách nhiệm trước cấp trên, với thuế và kiểm toán…

8. Hãy chia sẻ, hỗ trợ và học hỏi

Khi bạn có kiến thức, đừng ngại chia sẻ cho người khác khi họ cần, vì cho dù có giữ nó cho riêng bạn thì cũng chẳng giúp bạn giỏi thêm tí nào. Thực tế cho thấy, thông qua các trao đổi khi bạn hướng dẫn cho người khác thì mới giúp bạn hiểu sâu hơn và có thêm kiến thức mới. Còn đi làm thì bạn phải còn học hỏi, bạn có thể học từ cấp trên của mình, từ đồng nghiệp, từ các công ty khác…và nguồn quan trọng nhất là Google (thứ thật với các bạn, >50% kiến thức mình học từ Google )

9. Mối quan hệ

Tiêu chí này mình đặt cuối cũng nhưng thật ra nó rất quan trọng. Các bạn phải hiểu chữ “Mối quan hệ” ở đây chỉ mang nghĩ là khi có xung đột với người khác đừng làm mọi thứ trở nên trầm trọng khi không cần thiết, chứ không mang nghĩa là lấy lòng hay thân thiết với một ai đó.
Trong quan hệ công việc thì dễ của phòng này sẽ là cái khó của phòng khác, dễ của người này sẽ là khó khăn của người khác…vì vậy hãy cố gắng 1 tỷ lệ win-win.

Các yếu tố trên chỉ mang tính quyết định “kỹ thuật”, ngoài ra nghề nào cũng vậy, bạn cần phải có sự đam mê và đầu tư thì mới có sự thành công.

CÁC TIN TỨC KHÁC