Những điều cần lưu ý khi nhận quyết định kiểm tra thuế

Hiện nay, có một số DN nhận được quyết định thanh tra- kiểm tra nhưng không biết được những quyền lợi của doanh nghiệp. Là một kế toán mới, chưa có nhiều kinh nghiệm trận mạc với các bác thuế, bạn sẽ cần những bước chuẩn bị khi nhận được quyết định kiểm tra thuế tại đơn vị như thế nào? Bài viết sau đây, sẽ chia sẻ những kinh nghiệm làm việc giúp bạn đọc chưa rõ về vấn đề này hiểu hơn nhé!

1. Doanh nghiệp nhận được trên tay quyết định kiểm tra.
Kể từ lúc DN nhận quết định kiểm tra đến khi quyết định được công bố, nếu có trở ngại nào đó, DN phải có một văn bản đề nghị lùi lại thời gian tiến hành. Với lý do chính đáng và thuyết phục, chắc chắn rằng đề nghị của DN sẽ được xem xét một cách thiện chí và có trách nhiệm từ Cơ quan thuế.

2. Công bố quyết định kiểm tra
Cho đến trước khi quyết định kiểm tra được công bố;DN vẫn có quyền xem xét lại việc kê khai của mình. Nếu có bất cứ khoản thuế nào chưa được khai, hoặc đã khai nhưng chưa đủ, đúng thì DN nhanh chóng điều chỉnh để tránh khoản phạt mà chắc chắn DN không mong muốn.

3. Chấp hành kiểm tra
Trong quá trình chấp hành kiểm tra, DN chỉ có trách nhiệm, nghĩa vụ trong phạm vi đã được giới hạn trong kiểm tra. Đổi lại, người kiểm tra cũng chỉ có quyền hạn đối với DN trong phạm vi DN có nghĩa vụ.

4. Tiếp nhận biên bản kiểm tra

+ Khi tiếp nhận biên bản kiểm tra từ đoàn kiểm, thanh tra, dù còn dạng dự thảo, hãy hiểu rằng đây là tài liệu hết sức quan trọng, liên quan đến chính DN. Vậy nên, DN cần làm là nhìn về phía dưới cùng từng trang và của trang cuối cùng – vị trí đó cần chữ ký của Trưởng đoàn thanh, kiểm tra.

+ Kể từ khi tiếp nhận Biên bản từ đoàn kiểm, thanh tra; đừng quên DN chỉ có thời gian hạn chế là 05 ngày để tìm hiểu những điểm mà DN muốn được làm rõ, để giải quyết những vấn đề áp dụng Luật.

+ Đối với các tài liệu có giá trị chứng cứ, DN cần đặc biệt quan tâm. Đây là khoản thời gian quan trọng nhất để DN tận dụng để giải quyết vấn đề còn bất đồng trước khi bảo lưu ý kiến.

+ DN hoàn toàn có quyền đề nghị với đoàn kiểm, thanh tra có một buổi làm việc để DN có thể hiểu rõ những ý kiến của họ đã ghi trong biên bản và có cơ hội để trình bày ý kiến của mình. Nếu vì lý do nào đó mà cách trên không thể, DN hãy ý kiến bằng văn bản gửi đoàn thanh, kiểm tra.

+ DN cần thể hiện đầy đủ ý kiển của mình trước khi ký vào biên bản.

5. Khi thanh kiểm tra phải có quyết định thanh kiểm tra của Cơ quan Thuế có thẩm quyền.

Doanh nghiệp có quyền không tiếp nếu không có quyết định chính thức.

6. Quyền của người bị thanh tra

– Nếu không đồng ý với kết luận thanh tra, doanh nghiệp cần ghi vào biên bản, doanh nghiệp không đồng ý khoản nào, điểm nào để làm bằng chứng.

– Sau đó, doanh nghiệp làm khiếu nại gởi cơ quan có thẩm quyền, lưu ý thời hạn khiếu nại.

– Nếu khiếu nại không được, muốn khiếu nại ra Tòa, doanh nghiệp nên làm văn bản thông báo rút lại khiếu nại để đưa ra Tòa. Tuy nhiên, nên có khiếu nại rồi mới ra Tòa

7. Có hợp lý khi có nhiều cuộc thanh tra trong một năm?

– Thanh tra không quá 1 lần 1 năm

– Nếu cùng tính chất thì chỉ được thanh tra cùng một nội dung trong năm, không được trùng nội dung thanh kiểm tra trong cùng năm.

8. Thời hiệu truy thu thuế

Thời hạn tối đa truy thu thuế là 10 năm theo Luật quản lý thuế.

9. Thời hiệu phạt hành chính thuế

Phạt hành chính thuế có thời hiệu tối đa 5 năm.

10. Thời hiệu phạt chậm nộp thuế

 Không giới hạn thời gian và hiện là 0.03%/ngày.

11. Quyết định thanh tra, công bố…..có thời hạn cụ thể căn cứ Luật quản lý thuế Quyết định thanh kiểm tra

– Trong vòng 10 ngày, đội thanh kiểm tra phải lập biên bản thông báo quyết định kiểm tra có sự xác nhận của 2 bên.

– Thời gian thanh kiểm tra là 5 ngày, đội thanh tra có thể đề nghị với Cơ quan thuế để kéo dài thời gian kiểm tra tối đa 30 ngày và phải có biên bản thanh tra ký xác nhận hai bên.

12. Trong cuộc thanh tra thuế, cơ quan thuế không có chức năng phạt hành chính về kế toán.

Ví dụ: doanh nghiệp hạch toán sai, cơ quan thuế thanh tra phát hiện, không phạt doanh nghiệp. Cơ quan thuế có thể đề nghị Sở tài chính phạt.

13. Văn bản liên quan đến thanh kiểm tra thuế cần tham khảo

– Chỉ thị 20/CT-TTg ngày 17/05/2017

– Kiểm tra thuế: quyết định 746/QĐ-TCT ngày 20/04/2015

– Thanh tra thuế: quyết định 1404/QĐ-TCT ngày 28/07/2015

– Quyết định 2605/QĐ-TCT ngày 30/12/2016

– Thông tư 156 hướng dẫn Luật quản lý Thuế

CÁC TIN TỨC KHÁC