Những khó khăn chung của kế toán trong DN xây dựng và biện pháp khắc phục

Mỗi nghề lại có những khó khăn riêng của nó tùy vào mức độ đặc thù công việc mà mình làm. Với nghề kế toán thì có lẽ về loại hình xây dựng là khó nhất nên những cái khó khăn của nó cũng gian nan mà khó khắc phục nhất. Tuy nhiên, không có khó khăn gì là không thể vượt qua, chỉ cần chúng ta tìm ra nguyên nhân và sử dụng biện pháp phù hợp.

1. Những khó khăn của kế toán trong doanh nghiệp xây dựng

Trên thực tế thì khó khăn chung trong ngành kế toán đều hay gặp phải , tuy nhiên phổ biếm hơm ở trong các công ty xây dựng vừa và nhỏ:

– Nhiều DN xây lắp nhận thầu thi công lại một phần công việc (B’, B”…) không có dự toán:

+ Khi Lập hồ sơ quyết toán hoàn công thì có vật tư không nằm trong dự toán.

+ Khi quyết toán thuế thì bị bóc vật tư thừa dự toán, loại thuế VAT, quà tặng mua vào không xuất hóa đơn khi tặng, dẫn đến vi phạm thuế…

– Đa số những doanh nghiệp  xây lắp nhỏ và vừa thường mua vật tư, vật liệu rẻ tiền không có hóa đơn, không có thuế đầu vào

– Nhân công không hợp lý, không có hồ sơ, các thủ tục khác

– Hóa đơn mua của cty bỏ trốn hoặc vật tư không đúng với dự toán

– Vật tư vật liệu mua về sử dụng cho nhiều công trình khi xuất ra cho đội thi công hoặc chở thẳng về đội không chuyển giấy giao nhận về cho kế toán để theo dõi.

– Tài sản ô tô, máy xúc, đồ dùng cốp pha, dàn giáo, vật tư phân tán khắp nơi không quản lý được hết

– Giám đốc thường công ty xây dựng thường là dân kỹ thuật cho nên các vấn đề điều hành không bài bản khiến cho không có đủ chi phí đã xuất hóa đơn, xuất hoá đơn khi tạm ứng hợp đồng.

– Công việc trong công ty xây lắp rất nhiều nhưng do tiết kiệm chi phí mà giám đốc chỉ thuê 1 người làm cả kế toán lẫn các công việc giấy tờ, bảo hiểm, thuế,…gây áp lực công việc dẫn đến bỏ việc. Hậu quả là người kế toán đến sau nhận việc không được đầy đủ, giấy tờ sổ sách lung tung, nhận việc xử lý cũng đến mệt

2. Các biện pháp xử khắc phục những khó khăn trong doanh nghiệp xây lắp

– Điều chỉnh khoa học lại hệ thống tổ chức quản lý điều hành. Mô tả lại các vị trí trong công ty, kèm theo hệ thống báo cáo định kỳ.

– Giám đốc, quản lý nên có định hướng từ đầu về việc xử lý chi phí:

+ Các công trình đều có dự toán hoặc ít nhất là khái toán chi phí thực hiện. Nếu không có dự toán hoặc khái toán do chủ đầu tư đưa cho thì kỹ thuật bên công ty cũng lập ra được khái toán cho việc thi công công trình

+ Dự toán là định mức chi phí theo yếu tố, chi phí vượt dự toán phải được chủ đầu tư phê duyệt hoặc chấp nhận mới được cơ quan thuế xác nhận là chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế.

+ Từ dự toán/khái toán đó, kế toán lập bảng theo dõi chi phí theo yếu tố, các cột dự toán và thực tế luôn được cập nhật để theo dõi chi phí đủ chưa cho từng công trình, theo dõi tiến độ thi công và ước sản lượng thực hiện để chuẩn bị xuất hóa đơn (Doanh thu phù hợp với Chi phí)

– Quản lý chặt chẽ về vật tư

+ Việc nhập vật tư thì cứ nhập bình thường, mua gì nhập đấy (nên sử dụng phần mềm kế toán để tính giá nhập kho, xuất kho vật tư cho tiện- thường là bình quân gia quyền).

+ Nhập vào kho nào, chỗ nào thì mở đối tượng theo dõi kho đó, của khách hàng nào thì theo dõi công nợ khách hàng đó.

+ Loại vật tư nào thì mở mã vật tư đó để theo dõi. Chi phí vận chuyển lưu kho bãi cộng (+) giá vật tư xuất kho.

+ Xuất cho công trình nào đều có phiếu xuất và biên bản giao nhận để làm căn cứ tính giá thành công trình.

CÁC TIN TỨC KHÁC