Những quy định quan trọng khi đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán

Hành nghề dịch vụ kế toán hiện nay đang cực kì phổ biến và nó đã trở thành một lĩnh vực kinh doanh hot bởi nhu cầu cần thiết của các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ hoặc thậm chí là các công ty lớn vẫn thuê dịch vụ kế toán khi cần. Tuy nhiên khi kinh doanh lĩnh vực này, không phải ai cũng nắm được toàn bộ những quy định khi đăng ký thành nghề dịch vụ kế toán.

1. Quy định khi cá nhân hành nghề dịch vụ kế toán

Những người đã có chứng chỉ kế toán viên, chứ chỉ kiểm toán viên đúng như quy định của Luật kiểm toán độc lập. Những người này sẽ được đăng kí hành nghề thông qua doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán.

1.1. Điều kiện nào để cá nhân đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán?

Một cá nhân muốn đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán. Cần phải đáp ứng được những điều kiện như sau:

1.2.Người có năng lực hành vi dân sự

Những người đã có thời gian làm việc, công tác thực tế về kế toán, kiểm toán trong thời gian từ 36 tháng trở lên. Tính kể từ thời điểm người này tốt nghiệp đại học.

Những người tham gia đầy đủ những chương trình cập nhật về kiến thức kế toán, kiểm toán theo đúng quy định của luật pháp.

Khi có đầy đủ đủ những điều kiện về hành nghề kế toán. Những người này sẽ được phép đăng ký hành nghề và được cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề DVKT.

Ban tổ chức sẽ quy định về thủ tục cấp cũng như thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề DVKT. Đối với giấy chứng nhận hành nghề kế toán, sẽ có chỉ có giá trị khi người người cấp hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian trong một doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực kinh doanh DVKT. Hoặc những người đang làm việc tại bộ phận kinh doanh DVKT.

1.3. Những người không được phép đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán

 Những đối tượng không được phép đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán như sau:

– Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp. Công nhân, viên chức hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng. Người là công an nhân dân.

-Những đối tượng đang trong danh sách cấm hành nghề theo bản án. Hoặc theo quyết định của tòa án có hiệu lực.

-Những đối tượng đang bị truy cứu về trách nhiệm hình sự

-Những người đang bị kết án vào trong những tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế có liên quan đến tài chính, kế toán. Và những người này vẫn chưa được xóa án tích.

-Những người bị xử phạt hành chính vì vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.

-Những người đã bị đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán.

2. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán

2.1.Những loại hình doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán được thành lập

– Những công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

– Những công ty hợp danh

– Những doanh nghiệp tư nhân

2.2.Đăng ký DVKT cần có những điều kiện nào?

Khi doanh nghiệp đáp ứng được các điều kiện kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật sẽ đủ điều kiện đăng ký. Và doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ KT.

Các doanh nghiệp sẽ không được phép góp vốn để thành lập doanh nghiệp dịch vụ KT. Trừ những trường hợp mà doanh nghiệp chung với các doanh nghiệp DVKT nước ngoài để thành lập doanh nghiệp trong Việt Nam.

3. Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán

– Để hộ kinh doanh được kinh doanh DVKT, cần phải đáp ứng được những điều kiện như sau:

– Cần phải có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

-Đối với người đại diện, yêu cầu phải là một kiểm toán viên đang hành nghề theo quy định.

– Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán sẽ không yêu cầu có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh DVKT.

4. Trách nhiệm của các kiểm toán viên khi hành nghề dịch vụ kế toán

– Thực hiện đầy đủ những công việc liên quan đến nội dung dịch vụ đã giao kết ở trong hợp đồng

– Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và chịu trách nhiệm trước khách hàng về những nội dung đã cung cấp. Nếu gây thiệt hại, phải chịu bồi thường do hậu quả mà mình gây ra.

– Thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm.

CÁC TIN TỨC KHÁC