Tên doanh nghiệp được coi là gây nhầm lẫn trong trường hợp nào?

Những trường hợp nào khiến tên Doanh nghiệp dễ gây nhầm lẫn? Bài viết sau đây, sẽ đưa ra những trường hợp mà tên DN được coi là gây nhầm lẫn cho bạn đọc cùng tham khảo nhé!

Căn cứ theo Khoản 2, Điều 42, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về các trường hợp được coi là tên doanh nghiệp gây nhầm lẫn như sau:

1.Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;

2.Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;

3.Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;

4.Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;

5.Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_”;

6.Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;

7.Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.

Các trường hợp 4,5,,6,7 không áp dụng đối với trường hợp công ty con của công ty đã đăng ký.

CÁC TIN TỨC KHÁC